Tính chất hóa học Chất béo

Phản ứng thủy phân

  • Thủy phân trong môi trường axit: Khi đun nóng chất béo với nước, có axit xúc tác, chất béo tác dụng với nước tạo ra các axit béo và glixerol.

( R C O O ) 3 C 3 H 5 + 3 H 2 O ⇌ 3 R C O O H + C 3 H 5 ( O H ) 3 {\displaystyle (RCOO)_{3}C_{3}H_{5}+3H_{2}O\rightleftharpoons 3RCOOH+C_{3}H_{5}(OH)_{3}}

  • Thủy phân trong môi trường kiềm: Khi đun chất béo với dung dịch kiềm, chất béo cũng bị thủy phân sinh ra muối của các axit béo và glixerol.

( R C O O ) 3 C 3 H 5 + 3 N a O H →   t 0   3 R C O O N a + C 3 H 5 ( O H ) 3 {\displaystyle (RCOO)_{3}C_{3}H_{5}+3NaOH{\xrightarrow[{}]{\ t^{0}\ }}3RCOONa+C_{3}H_{5}(OH)_{3}}

Hỗn hợp muối natri (hoặc kali) của axit béo là thành phần chính của xà phòng, vì vậy phản ứng thủy phân của chất béo trong môi trường kiềm còn gọi là phản ứng xà phòng hóa.

Phản ứng cộng H2 của chất béo lỏng

( C 17 H 33 C O O ) 3 C 3 H 5 + 3 H 2 → 175 − 190 0 C N i ( C 17 H 35 C O O ) 3 C 3 H 5 {\displaystyle (C_{17}H_{33}COO)_{3}C_{3}H_{5}+3H_{2}{\xrightarrow[{175-190^{0}C}]{Ni}}(C_{17}H_{35}COO)_{3}C_{3}H_{5}}

Triolein (lỏng)         (rắn)